Máy Bơm Hỏa Tiễn
Máy bơm giếng khoan hay máy bơm hỏa tiễn là dòng máy bơm chìm được dùng để bơm nước chủ yếu từ các giếng khoan sâu, dòng sản phẩm máy bơm nước hỏa tiễn có hình trụ tròn và khá dài tương tự như đầu đạn của tên lửa nên được gọi là máy bơm nước hỏa tiễn. Hiện nay rất nhiều người sử dụng các công trình giếng khoan sâu để lấy nguồn nước sạch từ lòng đất, vì vậy mà nhu cầu sử dụng các loại máy bơm chìm hỏa tiễn để bơm nước từ các giếng khoan sâu cũng ngày càng trở nên phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
Máy bơm hoả tiễn
Bơm hỏa tiễn có cấu tạo đường kính nhỏ, thon (hình dạng giống hỏa tiễn) và có chiều dài trục lớn phù hợp với kiểu dáng của nhiều loại giếng khoan hiện nay. Động cơ của bơm thường là loại động cơ lồng sóc chứa nước hoặc loại chứa dầu, được bịt kín bằng phớt cơ khí, hoặc phớt trục. Máy thường được trang bị một bộ lọc hút giữa thân bơm và động cơ.
Bơm được làm từ vật liệu chống ăn mòn để bảo vệ bơm chống lại các chất mà thiết bị tiếp xúc khi đặt trong lòng đất. Bơm được trang bị bộ lọc tại đầu hút để lọc các hạt rắn có thể rơi vào gây hỏng máy bơm – do dòng bơm giếng khoan / bơm hỏa tiễn có thiết kế hạn chế khe hở cho các hạt rắn lớn. Các bộ phận như ổ trượt được bôi trơn bằng chất lỏng của động cơ, thường được làm bằng carbon, đồng, gốm hoặc kim loại cứng.
Tùy thuộc vào nhu cầu người dùng, các bộ phận như vỏ bơm, cánh quạt và bộ khuếch tán có thể được làm bằng gang, đồng, nhôm đa hợp kim, thép mạ crôm hoặc nhựa.
Bơm hoả tiễn tiếng Anh là gì
Bơm hoả tiễn thường được gọi là borehole pumps. Ngoài ra, bơm hoả tiễn còn được gọi với nhiều tên gọi khác. Nhưng phổ biến nhất vẫn là borehole pumps. Khi cần tìm tài liệu bằng tiếng Anh. Các bạn hãy dùng từ khoá “borehole pumps” nhé!
Cấu tạo của bơm hoả tiễn
Do máy bơm giếng khoan – bơm hoả tiễn tiếp xúc trực tiếp với các khoáng chất trong đất nên chúng thường được làm bằng vật liệu chống ăn mòn. Máy bơm hoả tiễn bao gồm hai thành phần chính:
-
- Phần chân chứa cơ cấu bơm và tiếp xúc với nước cần bơm. Cơ cấu bơm thường được chế tạo bằng vật liệu inox hoặc nhựa để chống chịu mài mòn và khoáng chất tác động lên cánh bơm
- Phần đầu, đóng vai trò là phần chịu trọng lượng và đầu ra cho nước. Có cấu tạo bằng vật liệu có độ bền cao như inox…
Nguyên lý hoạt động bơm hoả tiễn
Là máy bơm thuộc dòng bơm ly tâm. Nên nguyên lý làm việc của bơm hoả tiễn cũng như bơm ly tâm vậy. Tức là dựa vào nguyên lý lực ly tâm để hút và đẩy nước qua đường ống và đi lên mặt đất. Với độ sâu như thế, việc sử dụng đầu bơm ly tâm đa tầng cánh sẽ giúp áp lực nước mạnh hơn, đủ công suất để đẩy nước lên cao.
Tuy nhiên, từ khi khởi động bơm và đến lúc các bạn nhìn thấy dòng nước tuông ra từ ống dẫn sẽ mất một khoảng thời gian nhất định đó.
Lưu ý khi chọn máy bơm hoả tiễn
Để chọn và lắp đặt một máy bơm hoả tiễn đúng yêu cầu hệ thống cũng như là đạt được trạng thái vận hành hiệu quả, thì chúng ta cần xem xét đến một vài yếu tố như:
Áp suất và lưu lượng
Dù là dùng trong bất kỳ ứng dụng nào, thì lưu lượng và áp suất vẫn luôn là yếu tố tiên quyết để người dùng chọn mua một thiết bị bơm. Ở đây lưu lượng chính là lượng chất lỏng hoặc nước cần được vận chuyển. Và mức áp suất cần thiết được tạo ra để đưa chất lỏng đi từ nơi này sang nơi khác. Với dòng bơm hoả tiễn thường được lắp đặt sâu trong lòng đất, cho nên vấn đề cột áp luôn được quan tâm. Nếu cột áp không chọn đúng thì nước – lưu chất sẽ không được đẩy lên mặt đất.
Tổng cột áp
Cột áp là chiều cao của nước, hoặc chất lỏng mà bơm có thể đẩy lên tối đa. Tổng cột áp cho máy bơm giếng khoan / bơm hỏa tiễn phụ thuộc vào các yếu tố như độ cao trên mặt đất, đường kính và chiều dài ống bơm, mực nước… Và có liên quan đến thiết kế của máy bơm như công suất, số tầng cánh của bơm ly tâm…. Đặc biệt đối với dòng máy bơm chìm giếng / máy bơm hỏa tiễn này, người ta thường chế tạo thiết bị có công suất cao và nhiều tầng cánh để hỗ trợ quá trình bơm nước từ sâu dưới đất lên bề mặt giếng được phát huy tối đa.
Khoảng cách bơm
Nước hoặc chất lỏng được bơm từ giếng sâu dưới lòng đất sẽ được đưa đến điểm cuối của thiết bị bơm. Quy trình bơm của một máy bơm giếng khoan, bơm hỏa tiễn gồm có 2 giai đoạn.
- Bơm chất lỏng từ bên dưới lòng đến lên trên miệng giếng khoan
- Bơm từ miệng giếng khoan đến điểm chứa
Đường kính của giếng khoan
Trước khi khoan, người dùng nên đo đạc đường kính của giếng một cách cụ thể. Đường kính của giếng khoan bao nhiêu thì sẽ quyết định đến đường kính của bơm được lắp đặt bấy nhiêu.
Kích thước ống bơm
Kích cỡ ống bơm cũng là một điểm quan trọng có liên quan đến hiệu suất bơm. Ống bơm có đường kính nhỏ sẽ tạo ra ma sát nhiều hơn ống bơm có đường kính lớn. Đồng thời gây tiêu hao áp suất và năng lượng tiêu thụ để bù lại lượng tổn thất bị ma sát.
Kích thước bơm hoả tiễn
Tuỳ theo công suất mà bơm hoả tiễn có nhiều kích thước khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng có hình dáng khá tương đồng với nhau. Với dáng hình trụ, tròn dài. Với đường kính phù hợp với các mũi khoan phổ biến tại Việt Nam.
Cánh quạt bơm hoả tiễn
Cánh quạt bơm hoả tiễn là bộ phận có nhiệm vụ hút nước từ đầu hút, và đẩy nước ra khỏi buồng bơm qua đầu xả. Nước sẽ được đẩy theo đường ống để đi lên khỏi mặt đất và đi đến nơi chứa nước.
Đây là bộ phận hoạt động liên tục. Và khả năng bị mài mòn cao nhất. Do đó, việc kiểm tra, thay thế cánh quạt bơm hoả tiễn theo định kỳ là công việc cần thiết. Vì sao? Các bạn biết đó, cánh quạt này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của bơm. Nếu cánh bơm mòn hay hỏng sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng và áp lực của nguồn lưu chất.
Ưu điểm của bơm hoả tiễn
Bơm hoả tiễn là dòng bơm đặc biệt và nổi tiếng với những ưu điểm có thể kể đến như:
- Dòng bơm có cột áp cao, đẩy nước lên cao ngoài 100m
- Bơm hoạt động liên tục bền bỉ
- Bơm hoạt động không gây ồn do chìm sâu trong lòng đất
- Bơm giải nhiệt tốt nhờ ngậm trong lưu chất bơm
- Đặc thù là dòng bơm chìm trong lòng đất, chính vì thế bơm hoả tiễn có cấu tạo với vật liệu tốt nhằm giảm tối đa việc bảo trì bảo dưỡng
- Bơm tự mồi và hoạt động mạnh mẽ
Ứng dụng bơm hoả tiễn
Máy bơm hoả tiễn đang được dùng rộng rãi trong dân dụng và cả công nghiệp. Với việc mạch nước ngầm khan hiếm, các giếng đào không còn đủ nước phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày. Việc đào hay nạo vét giếng đào thì bất khả thi với những độ sâu ngoài 20 m. Đó là lý do tại sao chúng ta lại chọn giải pháp khoan giếng. Và hỗ trợ tốt cho giếng khoan thì không thiết bị nào khác ngoài bơm chìm hay bơm hoả tiễn. Chúng có khả năng hút và đẩy ở độ sâu hơn 100m dưới lòng đất.
Ngoài ra, bơm hoả tiễn còn được ứng dụng trong nhiều trường hợp như:
- Dùng cho hệ thống tưới phun mưa
- Bơm nước vào hồ chứa hoặc bể chứa
- Ứng dụng trong trang trại
- Trồng trọt nông nghiệp
- Tưới, bơm nước cho gia súc
- Dùng trong khai khoáng
- Khai thác tài nguyên trong lòng đất
- Khử nước mỏ…
Chúng tôi đang cập nhật sản phẩm. Vui lòng quay lại sau.