Máy bơm nước thải
Bơm nước thải là một thiết bị quan trọng trong lĩnh vực xử lý nước thải, bơm thoát nước, sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác. Đây là dòng máy bơm chuyên dụng được dùng để đẩy các loại nước thải từ bể chứa, hố ga,... sang vị trí cần.
Để có một nền kinh tế phát triển ổn định, bền lâu các doanh nghiệp sản xuất và khai thác hiện nay đã không còn xả thải ra môi người như ngày trước nữa. Xử lý nước thải đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhà nước, không chỉ tạo ra giá trị thặng dư, mà việc bảo vệ môi trường, xây dựng các hệ thống xả thải cũng được chú trọng đầu tư.
Việc lựa chọn máy bơm chìm nước thải phù hợp sẽ giúp tăng độ bền và tuổi thọ của thiết bị, đồng thời giảm thiểu chi phí sửa chữa và nâng cấp trong tương lai cho doanh nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm tới các dòng máy bơm nước thải thì hãy tham khảo bài tư vấn dưới đây của Kho Máy Bơm nhé.
1 - Nước thải là gì?
Nước thải là nước đã bị ô nhiễm hoặc bị bẩn do sử dụng trong các hoạt động con người và công nghiệp. Nước thải bao gồm nước từ nhà vệ sinh, bồn cầu, nhà tắm, nhà bếp, nước thải từ các cơ sở công nghiệp như nhà máy sản xuất, nhà máy xử lý thực phẩm, nhà máy hóa chất, và các cơ sở khai thác mỏ.
Nước thải cũng có thể bao gồm nước mưa và nước thải từ các hoạt động nông nghiệp. Nước thải có thể chứa các chất độc hại, vi sinh vật gây bệnh và các chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.
2 - Ảnh hưởng của nước thải đến sức khỏe con người ra sao?
Nước thải chứa các chất độc hại, vi sinh vật và các chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong nhiều cách khác nhau. Các tác nhân độc hại trong nước thải có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như:
-
Bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa: Nước thải có thể chứa vi khuẩn và virus gây bệnh như E.coli, Salmonella và norovirus, khi tiếp xúc với nước thải này có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như tiêu chảy, ợ nóng, viêm ruột...
-
Bệnh đường hô hấp: Nước thải cũng có thể chứa các hạt bụi và các chất hóa học gây hại, khi hít thở phải các chất độc hại này có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi...
-
Bệnh nhiễm trùng da: Nước thải có thể chứa vi khuẩn và các hợp chất hóa học gây kích ứng da, tiếp xúc với nước thải này có thể gây ra các vấn đề về da như viêm da, dị ứng, ban đỏ...
-
Bệnh ung thư: Nước thải có thể chứa các hợp chất hóa học độc hại như benzen, dioxin, Asen, Cadmium, Crom, thuốc trừ sâu... khi tiếp xúc lâu dài có thể gây ra các bệnh ung thư cho con người.
Do đó, việc xử lý và xả nước thải đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.
3 - Các loại nước thải
Có nhiều loại nước thải khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc và thành phần của nước thải đó. Việc phân loại nước thải sẽ giúp ta hiểu rõ về bản của loại chất nước thải đó, từ đó đưa ra định hướng đưa ra phương pháp xử lý nước thải đúng cách.
Theo quy định của Sở Tài Nguyên Môi Trường, nước thải được chia ra làm nhiều loại, dựa trên nguồn gốc sinh ra nó, chúng ta có một số loại nước thải phổ biến sau đây.
4.1 - Nguồn nước thải sinh hoạt
Đây là loại nước thải được tạo ra từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người như là từ hoạt động bài tiết của con người, từ nước tẩy rửa, từ các loại chất lỏng tồn tư,...
Các loại chất thải từ sinh hoạt bài tiết có thể kể đến như là phân, nước tiểu, máu, dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt... Đây được gọi là nước đen. Đối với những chất lỏng thải đến từ chất tẩy rửa như giặt giũ quần áo, lau sàn nhà, rửa bát đĩa, vật dụng trong nhà, rửa xe... sẽ được xem là nước xám.
Còn lại, nhưng loại nước thải khác có thể đến từ Dầu ăn, đồ uống, thuốc trừ sâu, dầu bôi trơn, sơn,...
Như vậy, nước thải trong sinh hoạt cũng khá đơn giản, chưa đến nỗi quá phức tạp, do các hoạt động sinh hoạt hằng ngày không có gì thay đổi đáng kể.
2.2 - Nguồn nước thải công nghiệp
Đây là loại nước thải được tạo ra từ các hoạt động sản xuất và công nghiệp, bao gồm nước từ nhà máy sản xuất, nhà máy hóa chất, nhà máy xử lý thực phẩm và các cơ sở khai thác mỏ. Các chất này còn gọi là chất cặn dư dạng lỏng tồn đọng. Có thể kể đến như là
► Nước thải do nước mưa lôi cuốn: từ nhà máy là những loại vật chất gây ô nhiễm môi trường như: dư lượng hóa chất, dầu thừa, phù sa... Đôi lúc đến từ việc sử dụng trong quá trình diệt khuẩn bằng hóa chất, nhiệt hóa, sử dụng chất nhờn, phù sa...
► Nước thải chế biến: Được hình thành trong quá trình chế biến, tẩy rửa và hoàn thiện sản phẩm.
► Chất thải hữu cơ từ lò mổ, xưởng thực thẩm: Hình thành trong quá trình sản xuất thực phẩm.
► Chất thải sử dụng trong sản xuất: Hình thành từ công nghiệp sản xuất có sử dụng hóa chất độc hại như là mạ kim loại, thuốc trừ sâu, phân bón,...
► Nước thải từ sản phẩm: Nước thải ra sau quá trình sản xuất hoàn thiện như chất rắn và chất keo từ các nhà máy giấy, các nhà máy dầu nhờn hoặc dầu.
► Một số loại chất thải khác từ quá trình sản xuất đặc biệt như dầu, khí tự nhiên...
2.3 - Nguồn nước thải y tế
Nước thải y tế là loại nước thải được tạo ra từ các hoạt động y tế, bao gồm các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, phòng xét nghiệm và các cơ sở y tế khác. Nước thải y tế có thể chứa các chất độc hại, vi khuẩn và các hợp chất hóa học gây hại, do đó, cần được xử lý đúng cách để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Nước thải y tế thường chứa các chất hữu cơ, như protein, mỡ và các chất đường, cũng như các chất khoáng và các chất hóa học. Ngoài ra, nước thải y tế còn có thể chứa các chất độc hại như thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá chứa nicotine và các chất phụ gia hóa học khác.
Phương pháp xử lý nước thải y tế khác nhau tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng cuối cùng của nước được xử lý. Các phương pháp xử lý nước thải y tế bao gồm xử lý sinh học, xử lý vật lý hóa học và xử lý bằng tia cực tím. Ngoài ra, cần có các quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo rằng nước thải y tế được xử lý và xả ra một cách an toàn và hiệu quả.
2.4 - Nguồn nước thải đô thị
Nước thải đô thị là loại nước thải được tạo ra từ các hoạt động đô thị, bao gồm nước từ các hộ gia đình, các cơ sở thương mại, công nghiệp và các cơ sở hành chính. Nước thải đô thị thường chứa nhiều chất hữu cơ, hóa chất và các chất độc hại, bao gồm cả vi khuẩn và virus.
Nước thải đô thị được xử lý thông qua các hệ thống xử lý nước thải, bao gồm các bể lắng, các bể xử lý sinh học và các hệ thống xử lý bằng cách sử dụng các sản phẩm hóa học như clo và ozon. Sau khi được xử lý, nước thải đô thị có thể được sử dụng lại cho mục đích như tưới cây, làm mát cho các hệ thống điều hòa không khí và các hoạt động công nghiệp khác.
Ngoài ra, một loại nước thải mà bạn ít để ý như là nước thải do mưa rửa trôi từ đường cao tốc, đường bộ, đường ray, các bãi đỗ xe, mái nhà, vỉa hè... Rất có khả năng trong nguồn nước này sẽ chứa các loại tạp chất như dầu ăn, rác tạp, phân động vật, chất thải thực phẩm, xăng, dầu diesel hoặc cao su từ lốp xe. Đôi khi có cả thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu từ đồng ruộng hoặc sân vườn gia đình.
3 - Tại sao phải xử lý nước thải
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm và các hợp chất độc hại khác trong nước thải trước khi nước được xả ra vào môi trường. Việc xử lý nước thải là rất quan trọng vì:
► Bảo vệ sức khỏe con người: Nước thải chứa rất nhiều chất độc hại và vi sinh vật có thể gây bệnh cho con người. Việc xử lý nước thải giúp loại bỏ các chất độc hại và vi sinh vật này, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con người.
► Bảo vệ môi trường: Nước thải có thể gây ra nhiều vấn đề về môi trường, bao gồm sự suy thoái của các hệ sinh thái, sự giảm sút của các nguồn tài nguyên nước sạch và sự ô nhiễm môi trường. Việc xử lý nước thải giúp giảm thiểu tác động của nước thải đến môi trường.
► Tái sử dụng nước: Nước thải có thể được xử lý và tái sử dụng để tưới cây, làm mát cho các hệ thống điều hòa không khí và các hoạt động công nghiệp khác. Việc tái sử dụng nước thải giúp giảm sự sử dụng nguồn nước tươi và giảm khối lượng nước thải được xả ra vào môi trường.
► Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn: Các cơ quan quản lý môi trường đã đưa ra các quy định và tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo rằng nước thải được xử lý và xả ra một cách an toàn và hiệu quả. Việc xử lý nước thải giúp các cơ quan này tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn này.
Tóm lại, việc xử lý nước thải là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, tái sử dụng nước và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường.
4 - Máy bơm nước thải
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm cho các con sông, kênh rạch và biển là đế từ các nguồn nước thải trên. Tất cả đều mang một đặc điểm là rất phức tạp bởi bên trong các chất lỏng này chứa rất nhiều tạp chất, nếu chúng ta sử dụng các loại máy bơm thông dụng như máy bơm gia đình thì chúng sẽ bị hỏng ngay.
Để thuận tiện cho việc xử lý nước thải, các dòng máy bơm nước thải được phát triển triển để vận chuyển các loại chất lỏng có đặc tính phức tạp, có rửa rác thải, hóa chất ăn mòn,... Hơn nữa, đây là hoạt động cần được duy trì thường xuyên, nên các loại máy bơm nước thải cần phải là loại chuyên dụng, được thiết kế cho quá trình vận hành liên tục.
4.1 - Đặc điểm của máy bơm nước thải
Máy bơm nước thải thường được thiết kế cho khả năng vận hành lớn, đôi khi có thể hút được cả bùn loãng hay thậm chí hút được loại chất rắn có kích thước nhỏ. Lý do để bạn nên sử dụng máy bơm nước thải chuyên dụng.
- Độ bền cao: Do đặc thù của máy phải tiếp xúc với nước, chất thải, bùn rác, các loại chất lòng khác nên dễ dẫn đến tình trạng bị ăn mòn, axit, bùn đất bám vào gây tắc nghẽn, hư hỏng nên máy bơm chìm được cấu tạo rất chắc chắn, bền bỉ.
- Kích thước nhỏ: Tuy máy có công suất lớn và khối lượng máy lớn nhưng xét về tổng thể thì máy lại được thiết kế với kích thước khá nhỏ gọn.
- Tiếng ồn nhỏ: Khi máy hoạt động phát ra tiếng ồn không lớn.
- Chất liệu phổ biến: là inox vì khả năng chống ăn mòn, nhưng đôi chất liệu bằng nhựa sẽ phù hợp với nước thải chứa muối.
Máy bơm nước thải đa phần là các dòng máy bơm chìm, bởi khả năng đặt chìm của máy bơm nước thải sẽ giúp nó không bị hư hỏng khi bị một lượng nước lớn dồn vào họng hút liên tục, trong suốt quá trình làm việc liên tục, giúp nó dễ dàng vượt qua tải của máy bơm dẫn đến ngập bể thu nước. Người ta thường hay gọi là máy bơm chìm nước thải là do vậy.
Đối với máy bơm nước thải thì khi thiết kế diện tích đặt máy bơm ngầm dưới bể thu nên không cần quan tâm đến diện tích phải để lên chỗ cao quá nhiều so với dòng máy bơm đặt cạn. Máy bơm chìm có thiết kế rất nhiều các loại cánh mà một trong những loại cánh đó là cánh cuốn, cánh cắt, cánh xoáy,…..