Hợp tác: 0938 688 807

Tư vấn :0938 688 807

Hệ thống xử lý nước thải là gì? Giới thiệu quy trình xử lý nước thải

29/03/2023
bởi Admin Admin

Nước thải là sản phẩm cuối cùng của mọi hoạt động con người và do đó, cần được xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Các công nghệ hiện đại đã được phát triển để xử lý nước thải gồm có công nghệ sinh học, vật lý và hóa học. Hãy cùng Kho Máy Bơm tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải nhé.

1 - Xử lý nước thải là gì?

Waste water treatment là cụm từ tiếng Anh của từ xử lý nước thải, ngoài ra trong tiếng Anh chuyên ngành còn dùng các cụm từ tương tự như Sewage Treatment, Waste water treatment plant (nhà máy xử lý nước thải),…

Nước thải từ các nhà máy sản xuất, các hộ gia đình, các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lãnh vực ngành nghề, thải ra được truyền dẫn vào một hệ thống xử lý nước thải để xử lý. Đó là một quy trình bao gồm các phương pháp như vật lý, hóa học, sinh học để lọc, loại bỏ các hóa chất độc hại, các vi khuẩn gây hại, gây ô nhiễm cho môi trường.

Tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, dịch vụ mà nồng độ hóa chất có trong nước thải xả ra sẽ có khác nhau, do vậy công ty chúng tôi hiện có rất nhiều dự án xử lý nước cho nhiều ngành nghề, dịch vụ khác nhau như hệ thống xử lý nước cho y tế, bệnh viện, phục vụ cho ngành trồng trọt chăn nuôi, cho các nhà máy sản xuất công nghiệp như dệt nhuộm, mạ kẻm, …

2 - Phân loại các loại nước thải hiện nay

Bạn có thể hiểu nước thải là một loại nước phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người hoặc các loại nước thải qua các hoạt động sản xuất, sửa chữa, dịch vụ kinh doanh,… Nước thải có thể phát sinh từ bất cứ hoạt động ngành nghề nào và trong mỗi loại nước thải đều có chứa những thành phần, tính chất, đặc trưng cũng như các mức độ ô nhiễm khác nhau.

Do vậy các công ty môi trường thường phân loại các loại nước thải thành nhiều loại khác nhau và tương ứng với mỗi loại sẽ có từng quy trình, công nghệ xử lý nước thải khác nhau và cả chi phí xử lý nước thải cũng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tham khảo vài loại nước thải phổ biến được chúng tôi chia ra như sau nhé.

Các nhà máy sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ có sản sinh nước thải với lưu lượng lớn hơn 5 m3 / ngày đêm (một số ngành nghề đặc thù có lưu lượng nước thải nhỏ hơn 5 m3/ngày đêm cũng phải bắt buộc phải có một hệ thống xử lý) sau quá trình sản xuất đều bắt buộc phải đầu tư hệ thống xử lý nước xả thải đạt chuẩn QCVN trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận, hiện nay các công ty xử lý nước thải cung cấp các hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp cho các loại nước thải như:

Nước thải công nghiệp: Đây là một loại nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất hay sinh hoạt của các công nhân viên, các cán bộ trong nhà máy sản xuất gang thép, dệt nhuộm hay các nhà máy sản xuất giấy. Nước thải từ các nhà máy sản xuất sơn cũng là một loại nước thải ở đầu vào hệ thống xử lý này.

Nước thải sinh hoạt: Là loại nước thải phát sinh từ quá trình từ quá trình sinh hoạt thu được từ các nhà tắm, phòng vệ sinh, bếp ăn,… tại các chung cư, khu dân cư, khu đô thị,…

Nước thải y tế, bệnh viện: Là loại nước thải phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh, hay quá trình sinh hoạt của các bệnh nhân, công nhân viên trong bệnh viện, phòng khám, các phòng nha khoa, các thẩm mỹ viện,…

Các loại nước thải khác: Đây là những loại nước thải của những ngành nghề đặc thù như nước thải chăn nuôi, nước thải dệt nhuộm, nước thải xi mạ kẽm, nước thải nuôi trồng thủy hải sản,…

Vì nước thải chưa xử lý chứa nhiều hóa chất độc hại với môi trường, và vì nếu các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất xả nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường thì chắc chắn sẽ phải chịu những mức phạt khổng lồ, thậm chí còn bị tước giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Trong nước thải, tùy thuộc vào từng ngành nghề, loại nước thải mà nồng độ hóa chất và ảnh hưởng của nước thải chưa xử lý đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người cũng khác nhau.

Nước thải chưa xử lý từ các nhà máy sản xuất công nghiệp nói chung và gang thép nói riêng chứa nhiều kim loại nặng, xyanua, crom, kẻm, chì, cadimi, photpho, phẩm màu, … tạo thành chất độc gây hại đến với các sinh vật phù du, sinh vật thủy sinh như cá, tôm trong nước cũng bị chết hoặc thoái hóa, ngoài ra còn gây ra những căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm đến với sức khỏe con người và vật nuôi.

Sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi sự ô nhiễm môi trường nước, các hoạt động sản xuất chăn nuôi thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

Nước thải sản sinh ra từ các hộ gia đình, chợ, khu dân cư, bệnh viện, phòng khám,… trong đó có chứa phân, máu, dầu mỡ và nhiều loại hóa chất khác bao gồm lượng lớn các vi khuẩn độc hại, có thể gây ra những bệnh truyền nhiễm.

Nước thải chưa xử lý thải ra các nguồn tiếp nhận nước thải mà chưa qua xử lý sẽ làm môi trường nước bị ô nhiễm, cũng ảnh hưởng đến các thành phần khác trong tự nhiên như môi trường đất, không khí,… gây bốc mùi hôi thối, khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế và xã hội của con người. Ngoài ra đây còn là nguyên nhân chính dẩn đến các bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da,…

Ngày nay, do tác động từ các hiện tượng thay đỗi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang ngày càng xem trọng các vấn đề về môi trường, luật bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ở nước ta càng lúc càng được thực thi nghiêm ngặt, các hình phạt về tiền, thậm chí tước giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp, nhà máy xả thải đã phần nào ngăn chặn các hành vi lén xả nước thải chưa xử lý ra môi trường rất nhiều.

Từ ảnh hưởng, hậu quả bên trên, ta có thể thấy rõ rằng các cá nhân, nhà máy sản xuất, doanh nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, phòng khám,… có sản sinh nước thải thõa mãn điều kiện bắt buộc phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn xả thải là điều kiện bắt buộc và mang tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

3 - Quy trình xử lý nước thải

Công ty chúng tôi xin gửi đến các bạn một quy trình vận hành và thi công một hệ thống xử lý nước tiêu chuẩn, được áp dụng rất phổ biến trong các cơ sở sản xuất thuộc nhiều ngành nghề với nhiều loại nước thải khác nhau từ nước thải y tế, bệnh viện, nước thải sinh hoạt, và các loại nước thải đặc trưng riêng cho từng ngành nghề công nghiệp khác nhau như nước thải nhà máy dệt nhuộm, …

Thuyết minh sơ đồ quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Tùy theo quy mô của hệ thống xử lý hoặc từ yêu cầu của chủ đầu tư, song chắn rác có 2 loại là:

• Song chắn rác thô dùng để lọc, loại bỏ các chất thải rắn, có kích thước lớn.

• Song chắn rác tinh loại bỏ các chất thải rắn có kích thước nhỏ hơn 0.75 mm.

Bước 1: Nước xả thải từ nguồn phát sinh sẽ được hệ thống máy bơm truyền dẫn nước vào song chắn rác thô, tại đây các loại chất thải độc hại dạng rắn có kích thước lớn sẽ được giử lại bằng các thiết bị cào tự động, tại đây được gắn thêm các thiết bị môi trường dùng để đo độ PH và khối lượng chất rắn lơ lửng (SS) có trong nước thải.

Bước 2. Bể thu gôm: như tên gọi của bể, bể này có tác dụng thu gôm nước thải sau quá trình lọc rác tại song chắn rác, đồng thời còn có chức năng lắng để lọc các chất cặn có trong nước thải

Bước 3. Quá trình lọc rác tinh: tùy theo loại nước thải, mà các hệ thống xử lý nước thải có thật sự cần có song chắc rác hay không, tác dụng của song chắn rác tinh này dùng để loại bỏ các chất thải dạng rắn có kích thước nhỏ còn sót lại sau khi loại bỏ ở song chắn rác thô. Tiếp theo nước thải sẽ được hệ thống bơm truyền dẫn đến bể tách dầu.

Bước 4. Bể tách dầu: tại đây diễn ra quá trình tách lọc các thành phần hóa chất dầu, mỡ còn trong nước thải, lợi dụng vào đặc tính tỉ trọng của dầu mỡ nhẹ hơn nước nên dầu mỡ thường sẽ nổi thành từng mảng ở trên mặt nước và sau đó được giử lại bởi hệ thống máng gạt có bên trong bể tách dầu. Nước thải sẽ tiếp tục được truyền dẫn qua giai đoạn tiếp theo.

Bước 5. Bể điều hòa được xây dựng ngay bên cạnh bể tách dầu có tác dụng làm điều hòa lưu lượng dòng chảy của nước thải nhằm tránh cho hệ thống bị quá tải. Hệ thống bơm chìm có trong bể điều hòa sẽ truyền dẫn nước thải qua giai đoạn tiếp theo đến các bể SBR.

Bước 6. Bể Aerotank: Được sử dụng trong công nghệ Aerotank truyền thống có tác dụng lọc bỏ các hóa chất hữu cơ trong nước thải, loại bỏ mùi hôi, photpho hoặc vi khuẩn, mầm bệnh có trong nước thải. Công nghệ Aerotank thích hợp với các loại nước thải có tỉ lệ BOD/COD > 0,5; thích hợp với các loại nước thải như nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy chế biến hải sản, nước thải nhà máy đường, nước thải nhà máy tái chế giấy,…

Bước 7. Bể trung gian có tác dụng chứa nước phục vụ cho máy bơm áp lực, nhằm tránh trường hợp máy bơm bị hụt nước. Tiếp theo nước thải sẽ được truyền dẩn qua bể khử trùng.

Bước 8. Bể khử trùng là nơi dùng để khử trùng cho nước thải, có tác dụng diệt vi khuẩn. Các loại nước thải như nước thải bệnh viện, nước thải y tế áp dụng bể khử trùng để khử trùng và tiêu diệt các mầm bệnh có trong nước thải.

Bước 9. Bồn lọc áp lực: được dùng để xử lý triệt để nước thải, vật liệu lọc có trong các bồn lọc áp lực sẽ giử lại hầu hết các chất cặn bả ở thể rắn có hòa tan hay không hòa tan, giúp nước thải sạch hơn sau khi qua bồn lọc. Tùy theo các loại nước thải khác nhau mà vật liệu lọc bên trong bồn lọc sẽ có sự thay đỗi tương ứng.

Bước 10. Máy thổi khí được lắp đặt bên trong bể Aerotank và bể điều hòa có tác dụng khuấy trộn và cung cấp ôxy cho vi sinh vật sống và phát triển,…

Trên đây là một trong những quy trình xử lý nước thải phổ biến được áp dụng cho hầu hết các loại nước thải công nghiệp,… ngoài ra còn nhiều quy trình sử dụng các công nghệ xử lý nước thải khác như công nghệ sbr, công nghệ màng lọc mbr,…